Kinh nghiệm nuôi bồ câu Pháp sinh sản lãi hàng tỷ mỗi năm
Nuôi hơn 1 vạn con chim bồ câu sinh sản nhốt chuồng, anh Nguyễn Quang Tùng ở xã Thọ Vinh, huyện Kim Động, Hưng Yên thu lợi nhuận 1 tỷ đồng/năm. Sau đây là một số kinh nghiệm trong chăn nuôi bồ câu sinh sản mà anh Tùng cũng Trại Giống Vifoods muốn gửi đến quý bà con.
1. Chuồng trại nuôi chim bồ câu sinh sản
- Trại nuôi nhốt chim sinh sản làm theo hướng bắc - nam. Mái lợp tôn chống nóng. Tường chuồng xây kín hướng tây và bắc, xây lửng hướng đông và nam để tránh gió lùa, mát mẻ về mùa hè, ấm áp về mùa đông và đủ ánh sáng tự nhiên. Trại chim cần yên tĩnh, không mèo, chuột và luôn sạch sẽ.
- Trong trại thiết kế nhiều ô chuồng nhỏ liên kết sít nhau trên khung giá thép tạo từng khối vững chắc. Mỗi khối 3 tầng, mỗi tầng 2 dãy, mỗi dãy 4 - 5 chuồng nhỏ. Tầng đáy cách sàn nền 20 - 25m. Giữa 2 khối chuồng để lối công tác rộng 1,5m.
- Từng ô chuồng nhỏ được ghép bởii các tấm lưới thép (chuyên dùng) cao 45cm, sâu 60 và rộng 50cm.
- Dụng cụ cho 1 ô chuồng nuôi nhốt 1 đôi chim bố mẹ gồm: 2 ổ nhựa lót rơm sạch (1 cho chim ấp và đẻ, 1 để nuôi con), máng ăn, bát uống, biển theo dõi nhật ký chim ấp, đẻ…
- Cần có thêm gian chuồng nuôi chim hậu bị (1 - 6 tháng tuổi), để bổ sung chim sinh sản khi cần. Chuồng dài 7m, rộng 4m, cao 5m sẽ đủ nuôi 13 - 15 đôi chim, phải làm sàn lửng cho chim đậu.
Liên hệ đặt mua bồ câu Pháp chất lượng 0567 44 1234
2. Chọn giống
- Chọn giống chim VN1; VN2 hoặc VN3 (thường gọi chim bồ câu Pháp vì giống được nhập nội từ Pháp). Bồ câu Pháp khác biệt với bồ câu ta là dáng đi bao giờ cũng vểnh đuôi.
- Chim giống phải khỏe mạnh, lanh lợi, lông mượt, không dị tật và bệnh tật, có 4 - 5 tháng tuổi (biết gù - phân biệt trống, mái).
- Chim trống có đặc điểm đầu to, mình to, mỏ ngắn, vòng cườm cổ phình to và đỏ rực, gù nhiều hơn con mái. Khi gù con trống thường quay tròn quanh con mái, dữ tính hơn con mái. Con mái khi gù chỉ quay nửa vòng quanh con trống.
3. Kỹ thuật nuôi chim bồ câu sinh sản
- Chim câu hậu bị nuôi đến tuổi sinh sản (6 - 6,5 tháng) tách đôi (1 trống 1 mái) nhốt 1 đôi/1 chuồng.
- Để chim mắn đẻ và đẻ đều ngoài cho ăn ngô hạt đỏ, cần cho chim ăn thêm cám công nghiệp loại cho gà đẻ. Liều lượng 0,1kg/1 chuồng/1 ngày. Tỷ lệ cám công nghiệp/ngô hạt đỏ là 1/1. Ngày cho ăn 2 lần sáng (8 - 9h) và chiều (15 - 16h).
- Chim câu sinh sản đẻ liên tục suốt năm, trong đó có 2 tháng dừng đẻ để thay lông. Chu kỳ đẻ giữa 2 lứa liên tiếp là 28 - 33 ngày (cho ăn bán công nghiệp), 40 ngày (cho ăn thuần ngô, thóc). Mỗi lứa chim đẻ 2 quả trứng cách nhau 1 ngày. Trứng do chim mẹ ấp. Sau ấp 17 - 18 ngày trứng sẽ nở thành chim con. Chim con được 12 - 15 ngày tuổi, chim mẹ lại đẻ tiếp. Tỷ lệ đẻ ra 1 trống 1 mái khoảng 98%, còn lại là thuần trống hoặc thuần mái. Vòng đời chim đẻ có thể kéo dài tới 10 năm, tuy nhiên chim càng già đẻ càng ít và thưa. Vì vậy, chim sinh sản sau 3 - 5 năm thấy có dấu hiệu đẻ ít, đẻ thưa cần thay mới chim bố mẹ.
Liên hệ đặt mua bồ câu Pháp chất lượng 0567 44 1234
4. Phòng ngừa dịch bệnh cho chim bồ câu
Chim bồ câu pháp nuôi thả tự nhiên cho ăn ngô, thóc rất hiếm khi nhiễm bệnh. Nhưng nuôi nhốt và cho ăn bán công nghiệp phải tuân thủ chặt chẽ quy trình phòng ngừa dịch bệnh sau:
- Thu dọn phân chim hàng ngày. Rửa máng ăn uống 2 - 3 lần/1 tuần. Sát trùng chuồng trại bằng dung dịch foocmol định kỳ 1 tháng/lần. Không cho chim ăn thức ăn đã ẩm mốc. Cho chim uống bằng nước sạch và thay mới nước mỗi ngày. Vào mùa hè nên bổ sung thêm chất điện giải cho chim uống để tăng cường khả năng chống nóng và giải độc.
- Định kỳ 6 tháng chủng ngừa bệnh cho chim bằng vaxcin 3 loại (Lasota, Gumboro, Marek).
- 1 tháng/1 lần sử dụng thuốc Five - Amoxcin + Vacxin ILT- Laringo (phối trộn vào thức ăn hoặc pha nước cho chim uống để phòng bệnh Ecoli và Viêm thanh khí quản.
5. Xuất chuồng
Chim con 22 ngày tuổi (chim ra ràng) trọng lượng đạt 0,4 - 0,6kg/1 con, thịt mềm, thơm, ngọt có thể xuất bán cho người tiêu dùng. Có thể nuôi đến 30 ngày tuổi (chim chéo cánh) thịt chim sẽ săn chắc và xương rắn hơn.
Theo anh Tùng: Nuôi chim bồ câu đầu tư 2 đồng được lãi 1 đồng, hiện nay 60% nhu cầu chim câu thương phẩm trong nước vẫn phải nhập tiểu ngạch từ Trung Quốc, khó kiểm soát dịch bệnh, nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh tới đàn vật nuôi gia cầm nước ta là rất lớn.
Tìm kiếm có liên quan
Nâng cao hiệu quả trong khai thác hải sản
Tag:
- Cá rô giống (2)
- Cá trê giống (1)
- cá chép giống (1)
- Cá chim giống (1)
- Ếch giống (1)
- cá diêu hồng giống (1)
- Cá trắm đen giống (1)
- Lươn giống (3)
- Giống cá trê vàng, trê ta giống (2)
- giống cá trê lai (1)
- Cá trắm cỏ giống (1)
- Cá Tra giống (1)
- Cá thác lác cườm giống (1)
- Cá tai tượng giống (1)
- Cá rô phi đường nghiệp giống (1)
- Cá rô phi đơn tính giống (0)
- Cá rô đơn tính giống dòng bảo lộc (1)
- Cá rô đầu vuông giống (1)
- Cá chình giống (1)
- Cá chốt giống (1)
- Cá nheo giống (1)
- Cá mè vinh giống (1)
- Cá mè hôi giống (1)
- Cá lóc đầu vuông giống (1)
- Cá lóc đầu nhím giống (1)
- Cá lóc bông giống (1)
- Cá lăng vàng giống (2)
- Cá lăng đuôi đỏ giống (2)
- Cá koi giống (1)
- Cá hô giống (2)
- Cá diếc giống (1)
- Cá chuối hoa giống (1)
- Cá chốt giống (0)
- Cá chình giống (1)
- Cá chim giống (1)
- Cá chép giống V1 (1)
- Cá chép đỏ giống (1)
- Cá chạch sụn giống (1)
- Cá chạch lấu giống (1)
- Cá Basa giống (2)
- Bán cá diêu hồng giống (1)
- Cá lóc giống (3)
- Ốc hương (2)
- Ốc cà na (0)
- Ốc móng tay (0)
- Ốc vú nàng (0)
- Ốc bạch ngọc (0)
- Ốc len (0)
- Ốc mỡ (0)
- Ốc gai xương rồng (0)
- Ốc nhảy (0)
- Ốc hoàng hậu (0)
- Ốc khế (0)
- Ốc bàn tay (0)
- Ốc đỏ (0)
- Ốc bươu (3)
- Ốc dừa (0)
- Ốc tỏi (0)
- Ốc gạo (0)
- Ốc mít (0)
- Sò điệp (0)
- Sò dẹo (0)
- Sò lông (0)
- Sò lụa (0)
- Sò huyết (0)
- Sò dương (0)
- Sò mai (0)
- Ốc Lác Giống (3)