Kỹ thuật nuôi đà điểu thương phẩm hiệu quả cho người mới bắt đầu
Chim đà điểu thích nghi tốt với điều kiện khí hậu, mức nhiệt biến thiên từ – 30 độ C – 40 độ C đều không gây ảnh hưởng gì. Tỷ lệ nuôi sống ở giai đoạn sơ sinh cao, đạt từ 77 – 85%, giai đoạn trưởng thành đạt từ 90 – 98%.
Một con đà điểu mới nở chỉ cần nuôi sau 10 tháng là có thể xuất bán với trọng lượng từ 100 – 110kg/con. Như vậy khả năng sản xuất thịt của đà điểu cao hơn rất nhiều so với trâu, bò.
Giá đà điểu giống hôm nay? Mua đà điểu giống ở đâu?
Thời gian khai thác đà điểu mái và trống rất lâu, con mái từ 40 – 50 năm, con trống từ 12 – 15 năm.
Nuôi đà điểu mang lại nhiều giá trị kinh tế cao, đầu ra cho đà điểu gồm: trứng thường và trứng có khả năng nở con, sản lượng thịt, da lông.
1. Chọn giống đà điểu
Cách chọn giống đà điểu nuôi thương phẩm:
- Chọn đà điểu giống nở đúng ngày (nở ngày thứ 42 – 44)
- Chọn con khỏe mạnh, nhanh nhẹn, không bị dị tật, bụng gọn, mắt sáng
- Con giống có khối lượng cơ thể từ 0,8 – 1kg/con
- Để giảm hao hụt thì bà con có thể mua giống từ 3 tháng tuổi trở lên, tỉ lệ sống trên 90%
Các chủ trang trại có thể tham khảo giá đà điểu giống:
Phân loại chim đà điểu |
Giá bán (đồng/con) |
1 – 7 ngày tuổi |
1.500.000 – 1650.000 |
1 tháng tuổi |
1.800.000 – 2.100.000 |
2 tháng tuổi |
2.100.000 – 2.500.000 |
3 tháng tuổi |
2.700.000 – 2.900.000 |
2. Chuồng nuôi đà điểu
Sau khi trứng đà điểu nở, cần đảm bảo duy trì nhiệt độ từ 32 – 33 độ C. Sau đó mỗi tuần sẽ giảm 2 – 3 độ C cho đến khi mức nhiệt 20 – 22 độ C là thích hợp. Để đảm bảo lượng nhiệt vừa phải, trong chuồng nuôi cần thiết kế bóng đèn sưởi. Đà điểu con nở sau 24 giờ cần được đưa vào chuồng nuôi úm.
Như vậy nhiệt độ, ẩm độ thích hợp trong chuồng nuôi gột:
Tuần tuổi |
Nhiệt độ (độ C) |
Ẩm độ (%) |
Mới xuống chuồng |
32 – 33 |
65 – 70 |
1 |
30 – 32 |
70 |
2 |
28 – 30 |
70 |
3 |
24 – 26 |
70 |
4 |
22 – 23 |
70 |
5 |
22 |
70 |
Từ 1 tháng tuổi trở đi |
Nhiệt độ môi trường |
70 |
Ánh sáng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tiêu tốn thức ăn và sức đề kháng của đàn. Nếu được cung cấp đủ ánh sáng, đà điểu con sẽ ăn nhiều, tiêu hóa tốt, tăng trưởng nhanh, giảm bệnh tật.
Sau 20 ngày tuổi có thể cho đà điểu con ra sân tắm nắng. Thời gian chiếu sáng trong chuồng nuôi gột như sau:
- Từ 1- 2 ngày tuổi: 24 giờ/ngày
- Từ 3 – 4 ngày tuổi: 18 giờ/ngày
- Từ 5 – 6 ngày tuổi: 16 giờ/ngày
Tương tự, cường độ ánh sáng cũng sẽ giảm dần theo ngày tuổi của đà điểu non:
- Ngày đầu tiên: 90 – 100 Luxo
- Sau 7 ngày tuổi: 40 luxo
- Sau 14 ngày tuổi: 20 – 25 luxo
Vào ban đêm, cần duy trì ánh sáng với cường độ 3W/m2.
Trại đà điểu giống uy tín, chất lượng tại Bình Dương
Máng ăn, máng uống
Bố trí máng ăn máng uống đầy đủ cho đàn. Máng ăn thường làm bằng nhựa hoặc cao su không có các góc cạnh nhọn.
Nuôi đà điểu thịt cần đóng máng gỗ có kích thước 0,3 x 0,25 x 1m, được đặt cố định ở độ cao từ 0,7 – 0,8m, mật độ ăn từ 4 – 5 con/máng. Máng uống có thể dùng bể hoặc chậu sành sứ có kích thước to.
Mật độ nuôi
Mật độ nuôi úm đà điểu: 20 – 25 con/quây úm là thích hợp nhất. Mật độ này sẽ thay đổi theo tuần tuổi của đàn. Không được phép nuôi với mật độ quá dày sẽ khiến chúng dễ bị xơ xác lông, khoèo chân, giảm năng suất, chậm phát triển.
4. Thức ăn cho đà điểu
Nuôi đà điểu cần đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng để duy trì sự sống, giúp vật nuôi phát triển cân đối, toàn diện. Nhu cầu dinh dưỡng của đà điểu gồm: nước, protein, lipit, khoáng chất, vitamin, chất xơ, sỏi.
Đà điểu ăn gì? Đà điểu là giống ăn tạp, nguồn thức ăn khá phong phú gồm:
- Các loại rau củ quả như xà lách, bắp cải, rau muống, lá cây, cỏ giống như trâu bò, các loại cây họ đậu, hạt ngũ cốc (các loại hạt đậu, yến mạch, cao lương, thóc lúa, hạt bắp…), cát sỏi
- Trùn quế, dế, trứng chim, bột cá, bột thịt, bột xương, bột sò…
- Phụ phẩm từ các cơ sở chế biến như bánh dầu, dầu dừa, phế phẩm từ lò mổ
- Thức ăn bổ sung là các loại vitamin, premix khoáng, chế phẩm sinh học… Thức ăn bổ sung rất cần thiết đối với đà điểu nuôi nhốt, giúp chúng phát triển khỏe mạnh, tránh tình trạng còi cọc, yếu, ngừng ăn, đi đứng không vững…
- Nguồn thức ăn phải đảm bảo tươi ngon, an toàn, không bị thối mốc, nhiễm độc… Đà điểu là giống chim duy nhất biết ăn cỏ mà sống, do đó để đảm bảo cung cấp đủ thức ăn, bà con có thể kết hợp trồng cỏ, trồng các loại cây họ đậu thu hạt và thân để tiết kiệm tối đa chi phí.
- Ngoài ra, bà con có thể phối trộn các loại nguyên liệu lại với nhau để đảm bảo chế độ dinh dưỡng tốt nhất cho đà điểu. Trước khi phối trộn, các loại cỏ trồng, rau xanh cần được băm nhỏ, hạt ngũ cốc đem nghiền nhuyễn, bổ sung thêm vitamin, premix khoáng, chế phẩm sinh học…
- Sau khi phối trộn, bà con có thể cho đà điểu ăn trực tiếp hoặc ép thành cám viên. Nuôi đà điểu bằng cám viên tự ép sẽ giúp chúng ăn ngon miệng, nhanh lớn, kháng bệnh tốt và giảm giá thành chăn nuôi.
- Công thức phối trộn thức ăn cho đà điểu nuôi thâm canh lấy thịt theo từng giai đoạn:
Nguyên liệu (%) |
0 – 2 tháng tuổi |
2 – 6 tháng tuổi |
6 – 10 tháng tuổi |
Bột ngũ cốc |
55 |
55 |
58 |
Bột cỏ |
4 |
15 |
25 |
Bột đạm |
40 |
30 |
17 |
|
100% |
100% |
100% |
5. Chăm sóc và quản lý
Kỹ thuật nuôi đà điểu từ 0 – 3 tháng tuổi
Trong chuồng nuôi úm cần để sẵn các loại thức ăn xanh tươi ngon, cám viên tự ép để đà điểu con ăn, nếu không chúng sẽ ăn bất cứ vật gì nhặt được, việc này có thể dẫn đến tắc đường ruột gây chết.
Sỏi trong khẩu phần ăn của đà điểu nên có đường kính từ 1 – 2mm.
Cách cho đà điểu con ăn:
- Giai đoạn từ 1 – 30 ngày tuổi: chia thức ăn làm 6 bữa/ngày
- Giai đoạn từ 31 – 60 ngày tuổi: chia thức ăn làm 4 bữa/ngày
- Giai đoạn từ 61 – 90 ngày tuổi: chia thức ăn làm 2 – 3 bữa/ngày
Lượng thức ăn trong ngày của đà điểu con được tính toán như sau:
Tuần tuổi |
Thức ăn tinh (g/con/ngày) |
Thức ăn xanh (g/con/ngày) |
1 |
9,3 |
56 |
2 |
33,8 |
86 |
3 |
85,6 |
95 |
4 |
179,2 |
120 |
5 |
257,1 |
120 |
6 |
330,6 |
157 |
7 |
449,2 |
337 |
8 |
487,7 |
460 |
9 |
492,4 |
607 |
10 |
654,2 |
676 |
11 |
653,7 |
680 |
12 |
747,1 |
700 – 1000 |
13 |
758,5 |
700 – 1000 |
Giai đoạn gột đà điểu con phải cung cấp đủ nước uống, một ngày cần từ trên 4 lít nước sạch. Tuần đầu tiên có thể cho thêm đường, vitamin vào nước. Trung bình 4,5 lít nước cần 0,25kg đường, hòa tan theo đúng quy cách.
Đảm bảo nhiệt độ và ánh sáng phù hợp. thường xuyên quan sát những phản ứng của chúng trong chuồng nuôi:
- Quá nhiệt: Chúng sẽ phân tán xa đèn sưởi, há miệng thở. Lúc này phải giảm nhiệt độ xuống.
- Thiếu nhiệt: Chúng sẽ tập trung dưới đèn sưởi, những con ở ngoài có thể sẽ run lên vì lạnh. Lúc này cần nâng nhiệt độ lên.
Đà điểu con được 20 ngày tuổi trở đi có thể cho ra sân tắm nắng, vận động trong điều kiện thời tiết thuận lợi, không bị mưa.
Kỹ thuật nuôi đà điểu thịt
Nuôi đà điểu thịt cần đảm bảo yên tĩnh, không có tiếng động lạ, không có các vật thể lạ, vật sắc nhọn, mảnh thủy tinh, túi bóng làm vướng chân đi lại.
Giai đoạn này cần bổ sung nhiều rau, cỏ tươi xanh, vitamin, chất đạm.
Chỉ tiêu |
0 – 2 tháng tuổi |
2 – 6 tháng tuổi |
6 – 10 tháng tuổi |
Thức ăn trong ngày (g/ngày/con) |
150 – 500 |
500 – 1655 |
1655 – 2000 |
Khối lượng cơ thể |
0,85 |
12 – 60 |
60 – 90 |
Phân chia thành từng nhóm nuôi, mỗi nhóm từ 15 – 20 con, duy trì với mật độ 1 – 2m2 chuồng/con và 15m2 sân chơi/con. Hằng ngày cung cấp từ 4 – 7 lít nước sạch.
«« Xem thêm: Giá ngỗng thịt hôm nay »»
Kỹ thuật nuôi đà điểu sinh sản
Đà điểu có tuổi thành thục từ 24 – 26 tháng tuổi. Giai đoạn từ 1 – 12 tháng tuổi chăm sóc như ở trên. Từ 13 – 24 tháng tuổi mức ăn giảm xuống, tăng cường vận động.
Ở Việt Nam, đà điểu thường đẻ vào tháng 12 năm trước đến tháng 8 – 9 năm sau. Thời gian còn lại sẽ thay lông.
Khả năng tiêu thụ thức ăn:
Tháng tuổi |
Khối lượng (kg/con) |
Thức ăn tinh (kg/con/ngày) |
Thức ăn xanh (kg/con/ngày) |
13 |
111 |
1,6 |
1,5 |
14 |
117 |
1,6 |
1,5 |
15 – 24 |
120 – 130 |
1,2 – 1,5 |
Tự do chăn thả |
Phân biệt đà điểu trống – mái: Từ 12 tháng tuổi trở đi, con trống sẽ cao hơn, lông đen, chân mỏ chuyển màu đỏ. Con mái hiền lành hơn, kích thước nhỏ. Từ 18 – 20 tháng tuổi bắt đầu cho ghép đàn để chúng làm quen với nhau.
Phối giống giữa đà điểu đực và cái thường diễn ra từ 6 – 9 giờ sáng và 14 – 16 giờ chiều. Một con trống khỏe mạnh có thể phối từ 10 -12 lần/ngày.
Đà điểu nuôi dưỡng tốt có thể đẻ từ 30 – 45 quả trứng/năm/mái, có con còn đẻ được 80 quả trứng/năm. Sau khi đẻ trứng, bà con tiến hành thu nhặt vào chiều muộn hoặc tối để tránh nguy cơ bị con trống tấn công.
6. Vận chuyển đà điểu
Thời gian vận chuyển đà điểu tốt nhất nên vận chuyển vào buổi sáng sớm, chiều muộn và tối.
Đối với con non, nhốt chúng vào các thùng nhựa hoặc carton chắc chắn để giảm tổn thương. Nếu vận chuyển đi xa thì phải tiếp nước glucose 100g/ lít nước. Sau khi đến nơi phải kiểm tra lại sức khỏe của chúng.
Vận chuyển đà điểu trưởng thành cần trùm đầu chúng bằng vật liệu tối có kích thước (14 – 16) x (28 – 33)cm có đục lỗ nhỏ ở mỏ. Nên đứng về một bên của đà điểu, không đứng phía trước để tránh những cú đá mạnh của chúng.
Cũng có thể dùng hộp để vận chuyển con trưởng thành, kích thước hộp 150 x 65 x 125cm có lỗ mở cho đầu và cổ hoặc dùng thanh gỗ đóng vách thưa.
Xe vận chuyển sạch sẽ, được sát trùng, sàn xe không trơn trượt, có vách ngăn chắc chắn, không gian rộng từ 0,8 – 1m2/con.
Nếu đi quãng đường dài hơn 10km thì giữa đường phải dừng lại cho chúng ăn và nghỉ ngơi 15 – 20 phút tránh mất sức.
Khi đưa xuống xe phải để chúng đi bình tĩnh, không đùn đẩy.
7. Phòng bệnh trên đà điểu
Đà điểu có thể bị nhiễm một số bệnh như trên gà vịt, thêm nữa nghề nuôi đà điểu còn khá mới nên công nghệ chăn nuôi phòng bệnh còn tồn tại nhiều hạn chế. Do đó bà con cần chủ động phòng bệnh.
- Thường xuyên theo dõi, quan sát những biểu hiện bên ngoài, cách ăn uống, đi đứng, chất thải, mắt, màu sắc và độ óng mượt của bộ lông.
- Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, khử trùng xung quanh chuồng nuôi.
- Nguồn thức ăn cần tươi ngon, không bị nhiễm độc, không chứa chất bảo quản có hại.
Nếu đà điểu bị ốm, chúng sẽ có một số biểu hiện:
- Dáng vẻ chậm chạp, buồn bã, đầu và cổ gục xuống
- Chán ăn, bỏ ăn
- Đi lại uể oải, mệt mỏi, lờ đờ, dáng đi xiêu vẹo, không vững chắc.
- Đứng không cân đối, xương và cổ bị lệch.
- Tách đàn.
- Thở không bình thường
- Bụng thon nhỏ lại, lưng có đỉnh nhọn.
- Phân cứng, màu nhợt, có chất nhầy, nước tiểu đổi màu.
Khi có những biểu hiện trên, bà con phát hiện, chăm sóc hoặc gọi bác sĩ thú y càng sớm càng tốt, tránh rủi ro.
«« Xem thêm: Trại bán đà điểu giống uy tín chất lượng »»
Cửa hàng Trại đà điểu giống Bến Cát có mặt tại 64 Tỉnh/Thành Trong cả nước bao gồm:
Hồ Chí Minh, Hà Nội, An Giang, Vũng Tàu, Bạc Liêu, Bắc Kạn, Bắc Giang, Bắc Ninh, Bến Tre, Bình Dương, Bình Định, Bình Phước, Bình Thuận, Cà Mau, Cao Bằng, Cần Thơ, Đà Nẵng, Đắk Lắk,Đắk Nông, Đồng Nai, Biên Hòa, Đồng Tháp, Điện Biên, Gia Lai, Hà Giang, Hà Nam,Sài Gòn, TPHCM, Khánh Hòa, Kiên Giang, Kon Tum, Lai Châu, Lào Cai, Lạng Sơn, Lâm Đồng, Đà Lạt, Long An, Nam Định, Nghệ An, Ninh Bình, Ninh Thuận, Phú Thọ, Phú Yên, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Ninh, Quảng Trị, Sóc Trăng, Sơn La, Tây Ninh, Thái Bình, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Huế, Tiền Giang, Trà Vinh, Tuyên Quang, Vĩnh Long, Vĩnh Phúc, Yên Bái...
Xem tại https://vifarm.com.vn/da-dieu-giong/ - Hotline: 0567.44.1234
Tag:
- Cá rô giống (2)
- Cá trê giống (1)
- cá chép giống (1)
- Cá chim giống (1)
- Ếch giống (1)
- cá diêu hồng giống (1)
- Cá trắm đen giống (1)
- Lươn giống (3)
- Giống cá trê vàng, trê ta giống (2)
- giống cá trê lai (1)
- Cá trắm cỏ giống (1)
- Cá Tra giống (1)
- Cá thác lác cườm giống (1)
- Cá tai tượng giống (1)
- Cá rô phi đường nghiệp giống (1)
- Cá rô phi đơn tính giống (0)
- Cá rô đơn tính giống dòng bảo lộc (1)
- Cá rô đầu vuông giống (1)
- Cá chình giống (1)
- Cá chốt giống (1)
- Cá nheo giống (1)
- Cá mè vinh giống (1)
- Cá mè hôi giống (1)
- Cá lóc đầu vuông giống (1)
- Cá lóc đầu nhím giống (1)
- Cá lóc bông giống (1)
- Cá lăng vàng giống (2)
- Cá lăng đuôi đỏ giống (2)
- Cá koi giống (1)
- Cá hô giống (2)
- Cá diếc giống (1)
- Cá chuối hoa giống (1)
- Cá chốt giống (0)
- Cá chình giống (1)
- Cá chim giống (1)
- Cá chép giống V1 (1)
- Cá chép đỏ giống (1)
- Cá chạch sụn giống (1)
- Cá chạch lấu giống (1)
- Cá Basa giống (2)
- Bán cá diêu hồng giống (1)
- Cá lóc giống (3)
- Ốc hương (2)
- Ốc cà na (0)
- Ốc móng tay (0)
- Ốc vú nàng (0)
- Ốc bạch ngọc (0)
- Ốc len (0)
- Ốc mỡ (0)
- Ốc gai xương rồng (0)
- Ốc nhảy (0)
- Ốc hoàng hậu (0)
- Ốc khế (0)
- Ốc bàn tay (0)
- Ốc đỏ (0)
- Ốc bươu (3)
- Ốc dừa (0)
- Ốc tỏi (0)
- Ốc gạo (0)
- Ốc mít (0)
- Sò điệp (0)
- Sò dẹo (0)
- Sò lông (0)
- Sò lụa (0)
- Sò huyết (0)
- Sò dương (0)
- Sò mai (0)
- Ốc Lác Giống (3)