Cách khử mùi hôi chuồng gà nhanh chóng và đạt hiệu quả cao
Cách khử mùi hôi chuồng gà chắc hẳn là vấn đề gây đau đầu cho người làm chăn nuôi. Vì mùi hôi chuồng gà sẽ làm ô nhiễm môi trường sống khu vực dân cư hoặc có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến đàn gà. Bài viết dưới đây của Trại Giống Vifoods sẽ giúp các bạn giải quyết vấn đề nan giải đó.
1. Nguyên nhân dẫn đến mùi hôi ở chuồng gà
Các hoạt động ăn uống hay đi vệ sinh,.. của đàn gà hầu như chỉ diễn ra trong phạm vi chuồng trại. Chính vì vậy lượng chất thải từ phân, nước tiểu và cả thức ăn thừa của đàn gà sẽ bị tích tụ hằng ngày. Khi này các loại chất thải sẽ tạo ra các khí như amoniac, mercaptan, hydro sunfua,... gây ra mùi tanh hôi khó chịu cho chuồng gà.
Ngoài ra, gà là loài động vật chịu kém lạnh, vì thế người chăn nuôi không thể xịt tắm rửa thường xuyên như các loại gia súc khác như lợn, bò,... Đồng thời, việc vệ sinh khu vực chuồng trại rất tốn thời gian và công sức do tập trung số lượng lớn gà trong không gian đó. Vì vậy, người chăn nuôi nên tìm hiểu các cách khử mùi hôi chuồng gà sớm nhất có thể.
2. Các biện pháp khử mùi hôi chuồng gà hiệu quả
Xử lý mùi hôi chuồng gà là cách phòng chống các mầm bệnh cho gia cầm, cũng như đảm bảo vệ sinh cho chuồng trại. Dưới đây là 7 cách xử lý mùi hôi chuồng gà mà bạn có thể tham khảo:
2.1. Luôn giữ chuồng gà khô ráo, thoáng khí
Chuồng trại nuôi gà cần phải khô ráo và sạch sẽ, tăng cường quá trình thông gió bằng cách giữ cho không khí luôn thoáng mát. Từ đó sẽ giúp cho việc phát tán mùi hôi và ẩm mốc dễ dàng hơn. Bà con có thể kết hợp thêm quạt gió để điều hòa nhiệt độ và độ ẩm trong chuồng.
Một cách làm chuồng gà không hôi khác đó là người nông dân có thể tăng cường quá trình chiếu sáng vào chuồng gà, nhất là chiếu sáng tự nhiên. Vì nó sẽ vừa giúp giảm độ ẩm trong chuồng gà, vừa giúp tăng cường quá trình tiêu diệt vi sinh vật, tránh gây mùi.
2.2. Thu gom và xử lý phân thải thường xuyên
Cách xử lý chuồng gà không hôi hiệu quả đó là bà con phải thu gom phân thải và vệ sinh chuồng trại thường xuyên, tránh tình trạng phân gà sẽ bị ẩm và hôi. Đồng thời, bà con có thể tăng cường quá trình sát khuẩn và làm khô phân bằng bọt cưa, tro trấu hoặc vôi. Ngoài ra, các khay chứa thức ăn và nước uống cũng cần vệ sinh để hạn chế mùi hôi phát sinh, cũng như bảo vệ sức khỏe đàn gà.
2.3. Ủ phân thải của gà thành phân bón
Sau khi thu dọn phân gà thì bà con nên ủ bằng chế phẩm sinh học để khử mùi hôi và chế biến làm phân bón cho cây trồng. Đồng thời, nguồn phân thải xử lý cần phải cách xa khu vực chăn nuôi gà. Từ đó, chuồng trại nuôi gà có thể tránh các loại vi sinh vật gây bệnh và tránh gây mùi hôi vào chuồng.
Xem thêm: Biện pháp bảo vệ môi trường trong chăn nuôi
2.4. Sử dụng đệm lót sinh học để khử mùi hôi chuồng gà
Cách khử mùi hôi chuồng gà bằng đệm lót sinh học được bà con sử dụng rộng rãi nhất hiện nay. Đệm lót sẽ được làm từ lớp độn bằng trấu, mùn cưa hay xơ dừa,... rải trên chuồng nuôi với độ dày 10-15cm.
Với phương pháp này, người chăn nuôi có thể dễ dàng phân hủy chất thải của gà, từ đó giảm thiểu mùi hôi và kiềm chế sự phát triển của các vi sinh vật gây hại trong chuồng nuôi gà. Tuy nhiên, đệm lót sinh học không hợp sử dụng vào mùa hè vì nó thường gây ra nóng cho đàn gà.
2.5. Sử dụng men thức ăn chăn nuôi có hiệu quả tốt
Việc sử dụng men thức ăn sẽ giúp đàn gà thèm ăn, sinh trưởng phát triển tốt và tăng trọng nhanh. Đặc biệt, việc gà hấp thu dinh dưỡng tối đa và tiêu hóa men vi sinh sẽ làm phân gà thải ra có mùi ít hơn. Từ đó sẽ góp phần đảm bảo vệ sinh môi trường và giúp người chăn nuôi đạt hiệu quả kinh tế cao hơn.
2.6. Phun chất khử xử lý mùi hôi chuồng gà
Cách khử mùi hôi chuồng gà đơn giản là bà con hãy phun chuồng bằng các loại thuốc hóa chất. Tuy nhiên, phương pháp này sẽ không khử mùi hôi chuồng gà triệt để và có thể ảnh hưởng đến sức khỏe gà. Vì vậy, khi sử dụng cách này, bà con cần phải sơ tán đàn gà trong chuồng trước rồi mới xử lý mùi hôi.
2.7. Chú ý phân loại gà bệnh và thu gom xác chết
Để cách nuôi gà không bị hôi đạt được hiệu quả thì đối với gà bệnh hoặc chết, người chăn nuôi cần thu gom và xử lý càng sớm càng tốt. Việc này giảm thiểu tình trạng lây lan bệnh, xác gà cũng không đủ thời gian phân hủy thành các khí gây mùi hôi khó chịu cho chuồng trại.
3. Lời kết
Trên đây là Các biện pháp khử mùi hôi chuồng gà hiệu quả đơn giản và chi tiết mà Trại Giống Vifoods muốn truyền tải. Chúc bà con sẽ áp dụng những cách xử lý mùi hôi chuồng gà thành công để nâng cao hiệu quả chăn nuôi.
Tìm kiếm có liên quan
Tại sao phải cắt mỏ gà? Cách cắt mỏ gà đúng kỹ thuật
Nguyên nhân gà bị thâm mào và cách chữa trị
Phòng chống cúm gia cầm - Thông tin quan trọng bà con chăn nuôi cần biết
Tag:
- Cá rô giống (2)
- Cá trê giống (1)
- cá chép giống (1)
- Cá chim giống (1)
- Ếch giống (1)
- cá diêu hồng giống (1)
- Cá trắm đen giống (1)
- Lươn giống (3)
- Giống cá trê vàng, trê ta giống (2)
- giống cá trê lai (1)
- Cá trắm cỏ giống (1)
- Cá Tra giống (1)
- Cá thác lác cườm giống (1)
- Cá tai tượng giống (1)
- Cá rô phi đường nghiệp giống (1)
- Cá rô phi đơn tính giống (0)
- Cá rô đơn tính giống dòng bảo lộc (1)
- Cá rô đầu vuông giống (1)
- Cá chình giống (1)
- Cá chốt giống (1)
- Cá nheo giống (1)
- Cá mè vinh giống (1)
- Cá mè hôi giống (1)
- Cá lóc đầu vuông giống (1)
- Cá lóc đầu nhím giống (1)
- Cá lóc bông giống (1)
- Cá lăng vàng giống (2)
- Cá lăng đuôi đỏ giống (2)
- Cá koi giống (1)
- Cá hô giống (2)
- Cá diếc giống (1)
- Cá chuối hoa giống (1)
- Cá chốt giống (0)
- Cá chình giống (1)
- Cá chim giống (1)
- Cá chép giống V1 (1)
- Cá chép đỏ giống (1)
- Cá chạch sụn giống (1)
- Cá chạch lấu giống (1)
- Cá Basa giống (2)
- Bán cá diêu hồng giống (1)
- Cá lóc giống (3)
- Ốc hương (2)
- Ốc cà na (0)
- Ốc móng tay (0)
- Ốc vú nàng (0)
- Ốc bạch ngọc (0)
- Ốc len (0)
- Ốc mỡ (0)
- Ốc gai xương rồng (0)
- Ốc nhảy (0)
- Ốc hoàng hậu (0)
- Ốc khế (0)
- Ốc bàn tay (0)
- Ốc đỏ (0)
- Ốc bươu (3)
- Ốc dừa (0)
- Ốc tỏi (0)
- Ốc gạo (0)
- Ốc mít (0)
- Sò điệp (0)
- Sò dẹo (0)
- Sò lông (0)
- Sò lụa (0)
- Sò huyết (0)
- Sò dương (0)
- Sò mai (0)
- Ốc Lác Giống (3)