Tổng hợp các bệnh thường gặp khi nuôi cá nước ngọt
Trong quá trình nuôi cá nước ngọt không thể tránh khỏi cá mắc một số loại bệnh. Bà con cần nắm bắt những bệnh này để có phương án điều trị kịp thời. Theo dõi bài viết của Trại Cá Giống Vifoods để biết các bệnh thường gặp khi nuôi cá nước ngọt.
1. Bệnh nấm thủy mi
Bệnh nấm thủy mi là một trong các bệnh thường gặp khi nuôi cá nước ngọt. Bệnh nấm thuỷ mi còn được gọi là bệnh mốc nước. Bệnh thường xảy ra ở nhiều loài cá nước ngọt như: cá mè, cá trắm, cá trê, cá bống tượng, cá trôi,… Ở những ao nuôi không đảm bảo chất lượng, ao tủ, có hàm lượng chất hữu cơ cao,…
Tác nhân gây bệnh nấm thủy mi đó là nấm Aphanomices, Sarolegnia, Leptolegnia, Achlya. Dấu hiệu gây bệnh bà con có thể nắm bắt đó là cá xuất hiện vùng trắng xám trên da, các sợi nấm nhỏ mềm rồi phát triển thành các búi trắng. Cá bơi lội bất thường và thích cọ xát vào những vật thể trong nước khiến da bị tróc vẩy. Đó cũng lý do khiến vi khuẩn xâm nhập. Bên cạnh đó, bệnh có thể gây ra do ký sinh làm ung trứng cá.
Bệnh nấm thủy mi hay còn gọi là bệnh mốc nước
Cách phòng bệnh đó là bà con cần tiến hành tẩy dọn ao trước mỗi vụ nuôi. Bà con nên nuôi cá với mật độ phù hợp, tránh những tác động cơ học hoặc ký sinh trùng khiến cá bị tổn thương. Cần duy trì mực nước ổn định khoảng 1.5m.
Nếu cá bị mắc bệnh bà con nên sử dụng thuốc mua trên thị trường để điều trị bệnh. Ngoài ra, bà con có thể sử dụng dung dịch muối ăn 3% để tạt cho cá trong thời gian 15 phút.
2. Các bệnh thường gặp khi nuôi cá nước ngọt – Bệnh trùng mỏ neo
Loại bệnh này thường gặp ở các loài cá như: cá mè trắng, cá trắm cỏ, cá chép, cá mè hoa,…. Dấu hiệu của bệnh là ký sinh trên da, hốc mũi, vẩy, mang, miệng,…. Thời điểm phát triển bệnh mạnh đó là cuối mùa xuân. Nguyên nhân gây bệnh là trùng mỏ neo thuộc giống leronaea.
Dấu hiệu cá mắc bệnh đó là cá bệnh bơi bất bình thường, cá ăn kém, bơi chậm chạp. Trên mình cá xuất hiện các vết nhỏ màu đỏ, miệng cá sưng lên và không thể khép kín khiến cá không ăn được.
Để phòng bệnh thì trước khi thả cá bà con nên sử dụng lá xoan bón lót xuống ao nuôi. Lá xoan có tác dụng diệt ấu trùng mỏ neo rất tốt. Khi cá mắc bệnh bà con nên thay toàn bộ nước trong ao và tiến hành khử trùng. Tham khảo thêm: Tìm hiểu thức ăn cho gà nâng cao chất lượng thịt và trứng
3. Hội chứng lở loét
Các loài cá thường mắc hội chứng lở loét đó là: cá trê, cá quả, cá trôi, cá chép,…. Bệnh này lây lan theo dòng nước và sự di chuyển của cá mang mầm bệnh. Nguyên nhân gây bệnh là nấm Alphanomyces Invada. Chúng phát triển len lỏi và ăn sâu vào thịt cá. Một số nguyên nhân gây bệnh khác là vi khuẩn, ký sinh trùng, virus.
Dấu hiệu cá mắc bệnh đó là cá ăn ít, cá bỏ ăn, cá hoạt động chậm chạp. Trên thân cá xuất hiện các vết lở loét, ăn sâu khiến cá chết hàng loạt. Ở các vết loét có xuất hiện màu xám chính là nơi nấm phát triển, xung quanh mép vết loét có màu đen,
Để phòng bệnh này thì khi chọn cá giống bà con nên chọn giống có khả năng kháng bệnh cao. Thường xuyên tẩy dọn ao kỹ lưỡng trước mỗi vụ nuôi để tránh cá bị mắc bệnh.
4. Bệnh Streptocosis
Bệnh Streptocosis thông thường xảy ra ở những loại cá như: cá chép, cá rô phi,… Nguyên nhân gây nên bệnh này là vi khuẩn liên cầu khuẩn. Mọi giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cá đều có thể mắc bệnh.
Liên hệ đặt mua cá giống 0567 44 1234
Dấu hiệu mắc bệnh của cá đó là màu sắc cá chuyển dần sang đen tối. Cá bơi lội không bình thường, mắt cá lồi đục, xuất huyết ở xương nắp mang và vây. Vết xuất huyết lan rộng lở loét, vết loét nông hơn. Cá bơi không định hướng và có tỉ lệ chết khá cao.
Để phòng bệnh này cho cá bà con cần phải duy trì mực nước ao nuôi tối thiểu là 1.2m. Thường xuyên thay nước, tăng cường quạt nước vào ban đêm và buổi sáng sớm nhằm đảm bảo hàm lượng oxy hòa tan. Bà con cần bổ sung vitamin tổng hợp định kỳ trong 7 ngày.
4. Bệnh nhiễm khuẩn huyết
Một trong các bệnh thường gặp khi nuôi cá nước ngọt là bệnh nhiễm khuẩn huyết. Bệnh này xảy ra ở nhiều loài cá nước ngọt. Vào mùa xuân đầu mùa hè chính là thời điểm cá bùng phát bệnh mạnh. Cá con khi mắc bệnh có tỉ lệ chết cao hơn so với cá trưởng thành. Nguyên nhân gây bệnh do vi khuẩn giống Aeromonas gây nên.
Liên hệ đặt mua cá giống 0567 44 1234
Dấu hiệu mắc bệnh đó là cá bệnh sẫm màu từ vùng bụng, trên cơ thể xuất hiện các mảng đó, ở đuôi, vây bị hoại tử. Các vết thương trên lưng, vảy dễ bị rơi rụng, mờ đục và mắt bị lồi.
Để tránh cá bị mắc bệnh thì bà con nên sát trùng môi trường ao nuôi. Nuôi cá với mật độ phù hợp, tránh quá dày.
6. Bệnh trùng quả dưa
Bệnh trùng quả dưa là một trong các bệnh thường gặp khi nuôi cá nước ngọt. Bệnh thường xảy ra ở các loại cá đó là cá trắm cỏ, cá chép, cá mè, cá trôi,… Thời tiết giao mùa, cuối xuân sang đầu mùa hè thường cá có thể mắc bệnh này. Nguyên nhân gây bệnh đó là loài trùng dưa Ichthyophthirius multifiliis gây ra.
Dấu hiệu mắc bệnh đó là cá bơi nổi thành từng đàn trên nước, quẫy nhiều. Trên da, mang, vây xuất hiện trùng bám thành các hạt li ti màu trắng đục. Da cá nhiều nhợt và cá ngoi đầu lên thở, đuôi cắm xuống nước bất động.
Các phòng và trị bệnh đó nên thay nước khi cá mắc bệnh. Sử dụng các loại thuốc điều trị bán trên thị trường.
7. Các bệnh thường gặp khi nuôi cá nước ngọt – Bệnh đốm đỏ
Có không ít các loại cá mắc bệnh đốm đỏ, trong đó phải kể đến cá trôi, cá rô phi, cá chép,…. Dấu hiệu mắc bệnh của cá đó là cá kém ăn, cá bỏ ăn, các đốm đỏ lở loét trên thân, cá mất nhớt, vảy rụng, khô ráp, vây xuất huyết, rách nát cụt dần, xung quanh miệng và nắp mang xuất huyết. Cách phòng trị bệnh đó là cần đảm bảo môi trường nước chất lượng. Bà con cần sử dụng vaccin phòng bệnh.
Liên hệ đặt mua cá giống 0567 44 1234
8. Bệnh trùng loa kèn
Bệnh trùng loa kèn do trùng Epistylis hoặc Zoothamnium gây nên hoặc kết hợp với ký sinh trùng đơn bào khác. Dấu hiệu mắc bệnh đó là trùng bám vào vây, da, mang cá tạo nên những núi trắng giống loa kèn.
Cách phòng bệnh đó là cần vệ sinh môi trường ao nuôi, loại bỏ tảo, các chất thải hữu cơ khác. Nên nuôi cá với mật độ phù hợp và tiến hành theo dõi sức khoẻ của cá thường xuyên.
Liên hệ đặt mua cá giống 0567 44 1234
9. Bệnh KHV
Bệnh KHV có tên đầy đủ là Koi Herpesvirus. Loại bệnh này do virus có nhân AND thuộc họ Herpesviridae gây ra. Cá chép, cá cảnh thường nhiễm bệnh này. Dấu hiệu mắc bệnh đó là cá nổi đầu, bơi tách đàn, mang tổn thương có hoại tử. Cá xuất hiện các đốm rộp phồng, cơ quan bên trong bị xuất huyết, bóng hơi sưng,…
Bài viết trên đã chia sẻ cho bạn đọc thông tin về các bệnh thường gặp khi nuôi cá nước ngọt. Bà con nên đọc để nắm bắt và có phương án điều trị kịp thời. Chân thành cảm ơn bạn đọc đã theo dõi bài viết. Nếu thấy thông tin hữu ích hãy chia sẻ cho mọi người cùng biết tới.
Tham khảo thêm: Hướng dẫn phòng và trị bệnh dịch tả vịt
Tag:
- Cá rô giống (2)
- Cá trê giống (1)
- cá chép giống (1)
- Cá chim giống (1)
- Ếch giống (1)
- cá diêu hồng giống (1)
- Cá trắm đen giống (1)
- Lươn giống (3)
- Giống cá trê vàng, trê ta giống (2)
- giống cá trê lai (1)
- Cá trắm cỏ giống (1)
- Cá Tra giống (1)
- Cá thác lác cườm giống (1)
- Cá tai tượng giống (1)
- Cá rô phi đường nghiệp giống (1)
- Cá rô phi đơn tính giống (0)
- Cá rô đơn tính giống dòng bảo lộc (1)
- Cá rô đầu vuông giống (1)
- Cá chình giống (1)
- Cá chốt giống (1)
- Cá nheo giống (1)
- Cá mè vinh giống (1)
- Cá mè hôi giống (1)
- Cá lóc đầu vuông giống (1)
- Cá lóc đầu nhím giống (1)
- Cá lóc bông giống (1)
- Cá lăng vàng giống (2)
- Cá lăng đuôi đỏ giống (2)
- Cá koi giống (1)
- Cá hô giống (2)
- Cá diếc giống (1)
- Cá chuối hoa giống (1)
- Cá chốt giống (0)
- Cá chình giống (1)
- Cá chim giống (1)
- Cá chép giống V1 (1)
- Cá chép đỏ giống (1)
- Cá chạch sụn giống (1)
- Cá chạch lấu giống (1)
- Cá Basa giống (2)
- Bán cá diêu hồng giống (1)
- Cá lóc giống (3)
- Ốc hương (2)
- Ốc cà na (0)
- Ốc móng tay (0)
- Ốc vú nàng (0)
- Ốc bạch ngọc (0)
- Ốc len (0)
- Ốc mỡ (0)
- Ốc gai xương rồng (0)
- Ốc nhảy (0)
- Ốc hoàng hậu (0)
- Ốc khế (0)
- Ốc bàn tay (0)
- Ốc đỏ (0)
- Ốc bươu (3)
- Ốc dừa (0)
- Ốc tỏi (0)
- Ốc gạo (0)
- Ốc mít (0)
- Sò điệp (0)
- Sò dẹo (0)
- Sò lông (0)
- Sò lụa (0)
- Sò huyết (0)
- Sò dương (0)
- Sò mai (0)
- Ốc Lác Giống (3)